Bí kíp kiếm số tiền gấp 7 của bà chủ 8X ở Hà Nội

Theo học tại một tiệm may lớn ở Hà Nội, chị Nguyễn Thị Phượng (Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội) mất 15 triệu đồng cho 8 tháng học nhưng không thành nghề. Được bạn bè giới thiệu, sau 1 tuần theo học ở trung tâm của chị Hoa, chị Phượng đã về mở tiệm may ngay tại nhà với thu nhập hơn chục triệu đồng một tháng.

Đang phụ trách 2 trung tâm dạy may và sở hữu 1 xưởng may 100 m2 sắp hoàn thiện, chị Nguyễn Phương Hoa (35 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) có thu nhập đến 40 triệu đồng một tháng. Chị cho biết, nếu không có đam mê, dám nghĩ dám làm, có lẽ chị vẫn là người làm thuê, sáng đi tối về với đồng lương chưa tới 6 triệu đồng.

Thích học may từ nhỏ, năm 2001, khi từ quê lên Hà Nội học đại học, chị từng nhịn ăn, để dành 2 triệu đồng học tại tiệm may. Kế hoạch không thành, người dạy giấu nghề, chỉ cho chị đính cúc và may những đường cơ bản. Cho rằng không có duyên với nghề may vá, ra trường, chị vào làm chuyên viên kinh tế cho một công ty thương mại ở Hà Nội.

Lấy chồng, gia đình chồng làm nghề may, chị Hoa một lần nữa muốn theo đuổi đam mê. Thế nhưng, xưởng may của gia đình chồng làm kiểu công nghiệp nên thợ không biết cắt đo trang phục. Vốn tò mò và thích sáng tạo, chị Hoa tranh thủ thời gian rảnh rỗi lên mạng Internet tìm hiểu về cách may chuyên nghiệp.

Chị Hoa hướng dẫn học viên cách vẽ, đo và cắt may trên vải ngay từ buổi học đầu tiên. Ảnh: Ngọc Lan.

“Tài liệu Việt Nam về lĩnh vực này rất hạn chế nên tôi phải tìm ở các trang web nước ngoài. Sau một tháng mày mò nghiên cứu, tôi cũng tìm ra được công thức cắt, may đo. Sẵn có đồ nghề nên tôi thử nghiệm vẽ mẫu trên bìa giấy rồi cắt vải theo số đo cơ thể. Kể từ đó, tôi có thể cắt đo theo bất kỳ mẫu thời trang nào xuất hiện trên mạng”, chị Hoa hồ hởi kể lại.

Song song với việc truyền công thức cho người thân, năm 2007-2008, chị Hoa lên mạng Internet nhận dạy may. Mỗi buổi học tại nhà có giá 80.000 đồng, đến tận nơi là 100.000 đồng. Nội dung học lý thuyết kết hợp thực hành với cam kết học viên có thể may được sản phẩm ngay từ buổi học đầu tiên.

“Khi đăng thông tin lên các diễn đàn, chỉ trong một tuần đã có tới 5 người đăng ký học. Khi ấy, tôi mới biết nhu cầu may vá của chị em ngày càng cao. Hiện nay, nghề này rất có tiềm năng, chứ không còn là nghề phụ, thu nhập thấp như trước đây”, chị Hoa chia sẻ.

Đi làm công sở theo giờ quy định nên chị Hoa tranh thủ 1 tiếng nghỉ trưa, buổi tối và cuối tuần để dạy. Nhà ở ngoại thành nên phần lớn chị Hoa đến giảng dạy tại nhà học viên. Ngoài ra, những buổi trưa trong tuần, lớp học thường diễn ra ở một số điểm công cộng gần công ty như ghế đá công viên Thống Nhất, thậm chí là vỉa hè Cung Văn hóa Lao động – Hữu nghị Việt Xô…

“Đồ nghề giảng dạy của cô giáo chỉ là một chiếc máy khâu mini, vài mảnh vải, thỏi màu, kéo và thước đo. Nhưng phần lớn chúng tôi rất hào hứng và thích thú. Chỉ trong buổi học đầu tiên, học viên có thể tự cắt, may đo được một sản phẩm thành công – điều khó có thể làm được khi học ở các tiệm may”, chị Nguyễn Thị Hằng, từng học lớp chị Hoa giai đoạn này cho biết.

Năm 2011, khi số người đăng ký học lên gần 40 người, chị Hoa quyết định xin nghỉ việc. Mặc dù bố mẹ chồng phản đối nhưng anh Hồ Văn Nam, chồng chị, rất ủng hộ. Hai người gom tiền thuê 2 cơ sở ở Trần Thái Tông và Trường Chinh mở trung tâm dạy may. Tận dụng mua công cụ bàn ghế, máy khâu, vắt sổ… tại kho đồ cũ nên vốn bỏ ra chỉ khoảng 30-40 triệu đồng.

Trung tâm chị Hoa có 3 khóa học cho các đối tượng học viên lựa chọn. Khóa học cơ bản gồm 8 buổi, học phí 800.000 đồng. Khóa may đồ gia đình học trong nửa tháng với học phí là 2,8 triệu đồng. Những học viên học chuyên nghiệp để mở tiệm, xưởng may học phí từ 7 đến 10 triệu đồng trong vòng 3 tháng.

Học viên hào hứng trong buổi học tại trung tâm. Ảnh: Ngọc Lan.

Chị Hoa cho biết, trung tâm cam kết dạy lý thuyết kết hợp thực hành và học viên biết đo, vẽ, may thành công một sản phẩm tự chọn ngay từ buổi học đầu tiên. Đây cũng là cách để tạo cảm hứng và truyền nhiệt huyết cho người học.

Từ quê lúa Thái Bình lên Hà Nội thuê trọ, trải qua cuộc sống khó khăn khi kinh tế gia đình thiếu thốn, chị Hoa luôn tạo điều kiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Chị dành riêng 1 phòng trọ rộng 25 m2 cho học viên xa quê ở miễn phí. Ngoài ra, chị còn phụ giúp cho người học mượn xe đi học tại trung tâm.

Mỗi năm trung tâm của chị còn dành một suất học bổng, lo chỗ ăn ở và việc làm (nếu có nhu cầu) cho 1 học viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tâm niệm với câu “1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề”, chị Hoa chia sẻ, chị luôn đề cao phương châm này khi giảng dạy.

Trần Loan (Lào Cai) và Trần Nga (Cao Bằng) đều là sinh viên đã tốt nghiệp đại học nhưng chưa xin được việc làm. Sau vài năm về quê, cả hai quyết định đi học may và được ở trọ miễn phí. Sau 4 tuần học lớp chuyên nghiệp, Loan đã có thể cắt may được hầu hết các mẫu quần áo. Cô dự định kết thúc khóa học sớm hơn 1 tháng để về quê mở tiệm may.

Loan cho hay chưa từng nghĩ sẽ nghiêm túc theo nghề may vì đây chỉ là nghề phụ. Tuy nhiên, khi chứng kiến bạn bè học hành bài bản, đi làm nghề kế toán mà lương tháng chỉ vài triệu, cô quyết định đầu tư học may bài bản. Mức lương của bạn bè thậm chí chưa bằng một phần mười thu nhập thợ may lành nghề.

Theo học tại một tiệm may lớn ở Hà Nội, chị Nguyễn Thị Phượng (Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội) mất 15 triệu đồng cho 8 tháng học nhưng không thành nghề. Được bạn bè giới thiệu, sau 1 tuần theo học ở trung tâm của chị Hoa, chị Phượng đã về mở tiệm may ngay tại nhà với thu nhập hơn chục triệu đồng một tháng.

Chị Phượng cho biết, học may tại các tiệm, thợ thường giấu nghề, nên nhiều người mất tiền oan vì sau khi học, chị và nhiều người khác không biết cách nhìn mẫu, vẽ, đo, cắt, may thành quần áo. Còn tại lớp của chị Hoa, người dạy không giấu nghề và truyền đạt dễ hiểu. “Hơn nữa, sự nhiệt huyết khiến những học viên như tôi cảm thấy có hứng thú và tiếp thu nhanh hơn”, chị chia sẻ.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *