Phương pháp xây dựng thương hiệu cá nhân trong thời đại kỹ thuật số

Nếu xây dựng được niềm tin ở khách hàng về khả năng và sự tự tin của mình trong việc hiểu và giúp đỡ khách hàng, các nhà lãnh đạo sẽ được họ “follow” (đăng ký theo dõi các hoạt động) trên các mạng truyền thông xã hội, tương tác (chia sẻ, bình luận) trên các nội dung do nhà lãnh đạo cung cấp và mua những sản phẩm mà nhà lãnh đạo ủng hộ.


Với sự hỗ trợ của internet, ngày nay khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về các giám đốc điều hành cấp cao của doanh nghiệp, so sánh với các đối thủ cạnh tranh và quyết định có nên làm ăn với doanh nghiệp hay không. Một nghiên cứu mới đây do Brandfog thực hiện đã chỉ ra rằng khi những giám đốc điều hành có tham gia vào các mạng truyền thông xã hội và gắn kết với khách hàng của mình thì nhận thức tích cực về khả năng lãnh đạo của họ tăng từ 45% lên 75% trong vòng 12 tháng.

Rõ ràng, xây dựng hình ảnh cá nhân giúp cho các nhà lãnh đạo có được lợi thế cạnh tranh, cá tính và một tiếng nói được khách hàng và các công ty đối thủ công nhận. Theo Goldman, trong , các CEO có thể xây dựng bằng những cách sau đây:

1. Mở rộng quan hệ xã hội

Để bắt đầu quá trình xây dựng một thương hiệu cá nhân được nhiều người biết đến và tin cậy, Goldman khuyên các CEO nên tạo hồ sơ cá nhân trên các trang web xã hội như Facebook, LinkedIn, Twitter và YouTube hoặc bất cứ các trang web nào khác, miễn là phù hợp với phong cách của mình. Khi chưa xác định rõ phong cách của mình thì cũng nên chủ động giành “đất” bằng cách tạo trước cho mình một tài khoản để tránh trùng lắp với một số tên người dùng trước khi đăng ký muộn sau này.

Goldman cũng nhắc các nhà lãnh đạo một nguyên tắc quan trọng là cần làm cho tên tài khoản, các thông tin trong hồ sơ cá nhân, các thông điệp và “tiếng nói” của mình nhất quán với nhau giữa các tài khoản trên các mạng xã hội khác nhau. Sự nhất quán không chỉ giúp nhà lãnh đạo thể hiện tính chuyên nghiệp trong việc mà còn giúp tăng khả năng xuất hiện và thứ tự xếp hạng trong các trang web tìm kiếm thông tin như Google.

2. Gắn kết với công chúng

Xây dựng thương hiệu cá nhân không chỉ dừng lại ở việc tạo tài khoản trên các mạng xã hội, nhà lãnh đạo cần phải có các hoạt động gắn kết với công chúng, bao gồm khách hàng, các nhà lãnh đạo trong ngành cũng như các nhà báo để tăng giá trị và độ tin cậy của mình. Xây dựng quan hệ với những người có ảnh hưởng đến ngành và lĩnh vực chuyên môn của mình sẽ giúp các CEO củng cố uy tín, có thêm các cơ hội mới như tham dự các cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, tham dự các sự kiện tạo dựng quan hệ.

3. Kiểm tra ảnh hưởng của mình trên các mạng xã hội

Nhà lãnh đạo nên thường xuyên rà soát lại các lời nhận xét, bình luận về các hoạt động của mình trên các mạng xã hội. Nếu có một hoạt động nào đó không nhất quán với hình ảnh mà mình đang nỗ lực xây dựng thì nên tìm cách xóa hoạt động ấy.

4. Cập nhật hồ sơ cá nhân

Trang “about” (giới thiệu tổng quan) của một công ty là trang mà khách hàng thường ghé thăm đầu tiên khi ghé thăm trang web của một doanh nghiệp. Tương tự, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng nên thường xuyên cập nhật trang “about” trong hồ sơ cá nhân của mình, bao gồm quá trình làm việc, bằng cấp, hình ảnh, các kết nối đến các trang web liên quan. Trong quá trình làm việc nên kể ra những thành tích mà mình đã đạt được, các bài báo mình đã viết, các bài phát biểu, các bài phỏng vấn hoặc các giải thưởng đã nhận được. Khách hàng sẽ có niềm tin nhiều hơn ở nhà lãnh đạo nếu họ có cảm nhận tích cực về văn hóa của doanh nghiệp và các cá tính, phẩm chất của nhà lãnh đạo qua những nội dung này.

5. Viết bài

Khi quyết định xây dựng một trang nhật ký điện tử (blog), nhà lãnh đạo nên kết hợp phát triển một mục dành cho khách mời trên trang web của những chuyên gia, nhà lãnh đạo có uy tín khác kết nối với blog của mình, viết bài cho trang web của doanh nghiệp. Các CEO cũng có thể viết bài trên Twitter, chia sẻ các quan điểm của mình về một chủ đề nào đó. Goldman khuyên các nhà lãnh đạo nên chọn lựa chủ đề một cách thông minh vì những mối quan tâm và tính cách của mình sẽ hình thành nên các ấn tượng của khách hàng về hình ảnh của nhà lãnh đạo. Chia sẻ các ý tưởng và quan điểm của mình về các chủ đề liên quan đến ngành cũng là một cách giúp nhà lãnh đạo tăng cường uy tín của mình.

6. Chia sẻ các giá trị

Để tăng thêm sự nhận biết của công chúng về mình, nhà lãnh đạo cần phải đem đến cho công chúng, khách hàng những giá trị nhất định. Goldman khuyên các nhà lãnh đạo nên sử dụng kiến thức chuyên môn để chia sẻ những vấn đề mà công chúng khó có thể tìm thấy ở bất kỳ một nguồn nào khác, từ đó tạo ra ưu thế “cạnh tranh” cho mình. Hãy suy nghĩ về cách giải quyết những vấn đề mà công chúng hay khách hàng của mình thường gặp. Nếu xây dựng được niềm tin ở khách hàng về khả năng và sự tự tin của mình trong việc hiểu và giúp đỡ khách hàng, các nhà lãnh đạo sẽ được họ “follow” (đăng ký theo dõi các hoạt động) trên các mạng truyền thông xã hội, tương tác (chia sẻ, bình luận) trên các nội dung do nhà lãnh đạo cung cấp và mua những sản phẩm mà nhà lãnh đạo ủng hộ.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *